Chiết cành là hình thức để nhân giống cây. Mà cây con vẫn có thể giữ được nguyên những đặc tính di truyền từ cây mẹ. Cây được chiết sẽ phát triển nhanh, thân cây thấp và tán cây gọn chăm sóc dễ dàng. Sẽ cho thu hoạch nhanh chóng. Kỹ thuật chiết cành là cách nhân giống vô tính dễ làm, đơn giản, có tỷ lệ sống cao. Rất tiện lợi cho việc chuyển giao giống đến những hộ làm vườn với quy mô nhỏ.
Tuy nhiên việc chiết cành còn hạn chế như cây được chiết nhanh cỗi, không vững, có tỷ lệ nhân giống thấp và sẽ làm tổn thương đến cây mẹ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật chiết cành theo từng bước. Cùng theo dõi nhé.
Mục Lục
Kỹ thuật chiết cành
Khoanh vỏ
Khoanh vỏ là kỹ thuật đầu tiên trong công tác chiết cành.
– Bạn hãy dùng dao sắc để khoanh tròn cành chiết tại 2 đầu. Khoảng cách giữa 2 đầu 3 – 5cm. Khoảng cách với gốc cành là 10 – 15cm.
– Tiếp theo sử dụng phần mũi dao để bóc vỏ vị trí đã khoanh tròn. Dùng dao cạo thật sạch chất nhờn bám trên mặt gỗ nhằm loại bỏ các lớp tế bào tượng tầng. Và dùng giẻ lau để lau sạch vết cắt.
– Hoặc có thể dùng kéo để khoanh vỏ. Kéo được xem là dụng cụ dùng để chiết cành chuyên nghiệp. Vì cùng 1 lúc có thể cắt 2 đường trên vỏ cây một cách dễ dàng
Chuẩn bị đất để bó bầu
– Đi cùng với việc chọn cành đó là chuẩn bị đất để bó bầu. Có thể sử dụng đất bùn phơi khô hoặc đất vườn đập nhỏ sau đó trộn lẫn với rễ bèo tây, rơm rác mục, trấu bổi hoặc phân chuồng hoai mục,…
– Trộn với hỗn hợp ⅔ là đất và ⅓ là các nguyên liệu đã kể bên trên. Với 70% độ ẩm bão hoà.
– Một bầu chiết với trọng lượng là 150 – 300g, đường kính từ 6 – 8cm, chiều cao của bầu đất là 10 – 12cm. Bạn không nên làm bầu đất quá to, vì cây sẽ không thể cung cấp đủ lượng nước cho đất, đất ở phía bên ngoài bị khô và cứng.
Kỹ thuật chiết cành
– Bạn nên lựa chọn ngày trời nắng để thực hiện. Dùng dao sắc để cắt khoanh vỏ cây, không nên cắt phạm vào phần gỗ. Bạn nên cắt vỏ cây vào buổi sáng. Thời gian bó bầu khác nhau còn tùy vào từng giống cây.
– Ví dụ kỹ thuật chiết cành của các loại cây nhiều nhựa mủ như cây hồng xiêm, trứng gà,… nên phơi nắng ít nhất là 7 ngày rồi mới thực hiện bó bầu. Đối với những giống cây có ít nhựa mủ như các loại cây có múi , vải, nhãn,… Bạn nên phơi nắng ít nhất là 2-3 ngày rồi mới thực hiện bó bầu.
– Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như dây bó, đất để bó bầu, giấy nilon,… Giàn đất thật mỏng và đều đủ để bó xung quanh cành và dùng giấy nilon để quấn xung quanh bầu. Dùng dây bó để buộc chặt 2 đầu của túi bầu. Cần phải buộc chặt sao cho bầu chiết không xoay tròn.
Cắt cành chiết
– Sau khi chiết cành khoảng từ 45-60 ngày, còn tùy vào giống cây và mùa vụ khác nhau, kiểm tra thấy rễ mọc ra. Thấy rễ chuyển từ màu trắng sang vàng ngà hoặc có màu hơi xanh. Lúc này có thể cưa cành và chiết giâm cành vào vườn ươm.
Hạ bầu chiết
– Trước khi thực hiện hạ bầu chiết bạn cần cắt bớt các lá đã già, lá sâu và một phần những lá non. Mật độ để giâm cành chiết là 20×20 cm, hoặc là 30 x 30 cm.
– Không nên giâm cành quá dày. Mầm và rễ cây sẽ kém phát triển và khi bứng đi trồng sẽ khó khăn. Công đoạn cần làm trước khi hạ bầu đó là xé bỏ phần giấy nilon, dùng đất màu để lấp cách phần cổ bầu từ 3 – 5cm, tưới ướt đẫm nước. Bạn nên che bớt đi 50% ánh sáng tự nhiên chiếu vào, hàng ngày thực hiện tưới nước 2 lần như trên. Khoảng 5 – 10 ngày sau thì chuyển sang chế độ từ 1 – 2 ngày thì tưới 1 lần và còn tùy theo độ ẩm của đất ra sao. Có thể ra ngôi cành đã chiết bên trong túi nilon. Hoặc sọt tre rồi chăm sóc giống như với loại cây giâm cành.
– Khoảng 15 – 20 ngày sau khi hạ bầu, bỏ bớt phần mái che để cây có thể làm quen dần ánh sáng tự nhiên. Cho đến ngày thứ 30 thì bắt đầu tưới nước Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới phân đã được ngâm kỹ rồi chăm sóc giống như cây con. Khoảng từ 45 – 60 ngày khi đã giâm cành chiết thì có thể đánh cây để đi trồng.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn kỹ thuật chiết cành theo từng bước cụ thể, chi tiết nhất. Các bạn hãy tham khảo để có thể áp dụng một cách dễ dàng hơn nhé. Chúc các bạn thành công.